Đối với gia đình người Việt, phòng thờ hết sức quan trọng. Vì vậy, việc lựa chọn phong thủy hướng phòng thờ phải hết sức cẩn trọng bởi nó có thể ảnh hưởng đến gia vận mỗi người.
Tầm quan trọng của phong thủy hướng phòng thờ
Tín ngưỡng thờ thần là một tín ngưỡng độc đáo của Việt Nam. Nó xuất phát từ lòng tin về một thế giới vô hình vẫn hiện hữu xung quanh người sống, ở đó các thần linh từ khắp mọi nơi dõi theo và phù trợ cho thế giới thực tại.
Phong thủy hướng phòng thờ hết sức quan trọng với gia chủ
Việc đặt nơi cúng cho biết sự thành tâm của gia chủ, do đó, việc đặt phòng thờ không thể tùy tiện. Ở đây, cái tâm không phải được đo bằng mâm cao cỗ đầy, bao nhiêu vàng mã mà chính là vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp, bố trí bàn thờ sao cho phù hợp, trang nghiêm và tôn kính nhất.
Phong thủy hướng phòng thờ sẽ giúp cho gia chủ đón nhiều tài lộc, bình an, hạnh phúc. Trái lại, nếu phạm phải những điều đại kỵ, gia chủ có thể gặp họa, vận xui trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày.
>>> Xem thêm: Tranh phong thủy treo phòng thờ
Hướng và vị trí ban thờ
Tùy theo gia chủ, bàn thờ cần có những hướng đặt phù hợp theo mệnh và theo phong thủy. Chẳng hạn như với gia chủ có mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Bắc (Khảm), Nam (Ly), Đông Nam (Tốn) hay Đông (Chấn); còn với gia chủ có mệnh hợp với hướng Tây tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Tây Bắc (Càn), Tây Nam (Khôn), Tây (Đoài) hay Đông Bắc (Cấn).
Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” – tức là nằm ở vị trí thuận tiện, trang trọng và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ.
Đối với các ngôi nhà mặt đất, xếp đặt gian thờ cũng phải tuân thủ chặt chẽ phong thủy hướng phòng thờ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống. Tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho. Như vậy phòng thờ đặt tại tầng trên cùng sẽ đạt được các tiêu chí này.
Đối với chung cư, sinh hoạt cùng trên một mặt sàn nên chọn góc thờ, bàn thờ ở khoảng giữa các mặt bằng căn hộ và không thuộc vào hẳn một phòng nào. Nếu không bố trí được một phòng thờ riêng thì cần có rèm che bàn thờ và đặt bàn thờ ở vị trí trang trọng nhất.
Cách bày biện ban thờ
Bàn thờ đặt trong gia đình cần tuân theo kích thước lỗ ban. Trên thước này có quy định tương ứng với các cung như: linh, phúc, sinh khí, ngũ lục, lục sát, an ấm hay họa hại… Vì vậy, phải chọn những kích thước ứng với cung cát như: sinh khí, phúc lộc, tài vượng.
Bàn thờ nên có độ cao tỉ lệ với người trong gia đình, không nên làm quá cao gây khó khăn trong việc thờ cúng, nhưng cũng không nên làm quá thấp thiếu sự tôn nghiêm. Ban thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ như gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã, hương đèn…
Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,…
Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh. Khi bố trí bàn thờ Phật cần cao hơn và tách biệt bàn thờ gia tiên.
>> Tham khảo thêm bài viết:
- Cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại tư gia mà bạn cần biết
- Cách thờ bổn mạng CHUẨN phong thủy để không mạt vận