Phong tục thờ mía ngày Tết là một ẩn số với nhiều người. Đây là phong tục khá quen thuộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thờ hai cây mía trên bàn thờ Tết? Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.
Ý nghĩa phong tục thờ mía ngày Tết
Phong tục thờ mía ngày Tết thờ để thờ cúng tổ tiên, gửi gắm những mong ước nguyện vọng của mình đến với ông cha, qua đó họ có những cách bày tỏ khác nhau. Mỗi khi tết đến – xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương – ngũ hành, các gia đình người Việt thường tìm và chọn mua lấy hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Cây mía được chọn để thờ phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, róng (đốt, có nơi còn gọi là lóng) phải đều và nhất là không được sâu.
Ý nghĩa đầu tiên của việc phong tục thờ mía ngày tết của người Việt là “sự nối kết”. Cây mía giống như một biểu tượng của sự giao hòa trời – đất, kết nối hai thế giới âm – dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc rễ tượng trưng cho đất, cho gốc cội gia đình. Những róng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất – trời, âm – dương dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở hạ giới về sum vầy cùng cháu con trong những ngày đầu tiên của năm mới.
Tiếp theo, mía vốn là sản vật nông nghiệp gắn liền với nhiều người dân, mía có vị ngọt vì vậy người Việt mong muốn có một năm mới thật ngọt ngào, êm ấm, may mắn. Mía còn đại diện cho sự vững chắc, vươn lên, phát triển với ước nguyện thành công trong cuộc sống. Cây mía còn được xem là đòn gánh, chở những sản vật là thành quả lao động mà con cháu làm được trong năm qua để gửi đến tổ tiên trong ngày tiễn ông bà về sau 3 ngày Tết. Trên chặng đường đi nếu gặp phải cô hồn thì chính “đòn gánh” ấy là vũ khí để xua đuổi chúng, hay qua những khúc sông nếu không có chuyến đò nào thì chính những cây mía sẽ là chiếc cầu đưa ông bà qua bến sông.
Ngoài ra, phong tục thờ tổ tiên ngày Tết còn là sự nguyện cầu. Khi chọn cây mía làm sản vật thờ cúng, cha ông ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của nó. Đối với người Việt Nam, mỗi sản vật được chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên đều hàm chứa trong đó những ý nghĩa. Không chỉ là sản vật dâng cúng gia tiên, cây mía trong thờ cúng ngày tết đã trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt.
>> Tìm hiểu thêm bài viết: