Hướng dẫn rút chân nhang bàn thờ Phật đúng cách

Ban thờ được xem là “cầu nối tâm linh” mà mọi gia chủ hướng về Chư vị Thần linh, Tiên Tổ. Vậy nghi thức rút chân nhang bàn thờ Phật nên thực hiện khi nào? Mục đích, cách thức cũng như các lưu ý khi thực hiện ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Rút chân nhang bàn thờ là gì?

Theo quan niệm dân gian, rút chân nhang bàn thờ Phật là nghi thức không thể thiếu của các gia đình khi lập bàn thờ Phật. Thông thường, việc rút chân nhang đa phần được các gia chủ thực hiện vào 23 tháng Chạp (hay ngày Rằm các tháng trong năm, song ít hơn).

Rút chân nhang
Rút chân nhang

Mục đích của việc tỉa chân hương không chỉ giúp tịnh sái ban thờ, giúp ban thờ thêm gọn gàng, sạch đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa mà người sống mong gửi gắm tới Chư vị Thần linh và Tiên tổ.

2. Mục đích rút chân nhang bàn thờ

Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Thông thường, có 3 loại bát hương:

  • Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
  • Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
  • Thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

Theo quan niệm dân gian, khi chân hương quá đầy, các nén hương được thắp lên tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước. Bên cạnh đó, để chân hương quá cao không chỉ khiến ban thờ dễ bụi bẩn, nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn mà còn như một tấm chắn “che mắt” thần linh. Đây là điều tối kỵ.

Tỉa chân nhang
Tỉa chân nhang

Bởi vậy, việc rút chân nhang bàn thờ Phật không những đưa lại sự thuận tiện cho việc thờ cúng, khiến gian thờ thêm sạch đẹp, mà còn thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh và những người đã khuất. Mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.

3. Cách rút chân hương bàn thờ Phật đúng phong thủy

Theo các chuyên gia, khi lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước. Nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới rút chân hương và lau chùi. Đây là quan niệm sai lầm.

Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay. Khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng). Phải lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…

>> Xem thêm: Các mẫu bàn thờ treo tường đẹp

4. Cách sắm lễ, mâm cúng trước khi rút chân nhang

Trước khi thực hiện rút chân nhang bàn thờ Phật, bạn cần chuẩn bị sắm lễ, mâm cúng như sau:

  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa trái cây theo mùa
  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
  • 3 chén rượu nhỏ
  • 1 tách nước sôi để nguội
  • 3 lễ tiền vàng
  • 2 lọ hoa
Sắp lễ bàn thờ Phật
Sắp lễ bàn thờ Phật

Trên đây là những kiến thức bạn cần biết khi thực hiện nghi thức rút chân nhang bàn thờ Phật. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

|   Tham khảo: