Bàn thờ treo gỗ gụ và nguyên tắc phong thủy bạn cần phải biết

Bàn thờ treo gỗ gụ là một trong những đồ vật linh thiêng nhất trong mỗi gia đình người Việt. Đây là nơi để con cháu thể hiện lòng thành kính với người đã khuất nên từ trước đến nay việc chế tác cũng như sắp đặt bàn thờ nên luôn luôn phải làm theo lễ cổ nhân chứ không thể làm theo ý của gia chủ được.

 

Để có thể tránh được những sai phạm mà gây ảnh hưởng đến gia đình bạn thì sau đây chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc phong thủy cho bàn thờ treo gỗ gụ để các bạn tham khảo.

Bàn thờ treo gỗ gụ và nguyên tắc phong thủy bạn cần phải biết 1

Bàn thờ treo gỗ gụ mang ý nghĩa hiếu lễ từ ngàn xưa

1, Chế tác bàn thờ treo gỗ gụ

Theo truyền thống lâu đời của người Việt ta, chất liệu dùng trong chế tác bàn thờ chủ yếu là gỗ mít và gỗ vàng tâm. Sở dĩ tồn tại thông lệ như vậy vì 2 loại gỗ này có đặc tính cơ lý rất ổn định: ít mối mọt, cong vênh, dễ chạm khắc, đẽo gọt, lại có màu vàng rất gần với màu vàng linh thiêng của nhà Phật và mùi thơm nhẹ nhàng như mùi trầm, mùi hương.

Tuy nhiên, trong 2 loại thì gỗ mít vần thông dụng hơn gỗ vàng tâm, do gỗ mít phổ biến và có giá thành phù hợp hơn với điều kiện kinh tế của người Việt ta, Ngoài ra, gỗ dổi, gỗ, gụ, gỗ hương cũng có thể được dùng trong chế tác bàn thờ cao cấp, được sử dụng trong các hộ gia đình khá giả. Về kích thước của bàn thờ treo gỗ gụ đẹp, dĩ nhiên cũng không thể chọn lựa một cách tùy tiện. Dựa trên mong muốn của gia chủ về vận thế trong tương lai của gia đình mình, kích thước mặt bàn thờ và khoảng cách giữa đáy bàn thờ và mặt đất phải tuân theo Lỗ Ban.

 

2, Cách sắp đặt bàn thờ treo gỗ gụ

Trong quá khứ, bàn thờ gia tiên của người Việt luôn luôn được đặt ở trung tâm chính điện, là nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Đồng thời hướng bàn thờ về phía Nam với ngụ ý tổ tiên là những bậc hiền tài ngồi ngẩng mặt về hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày( Thánh nhân nam diện nhi thỉnh thiên hạ, bên cạnh đó hướng Nam trong đạo Phật là hướng của trí tuệ và sự sáng tạo(Bát Nhã). Tuy nhiên, cũng tồn tại quan niệm cho rằng bàn thờ treo gỗ gụ Hà Nội nên quay về hướng Tây, là hướng âm và dương hòa hợp nên có thể đem lại sự ổn định và phát triển cho gia đình gia chủ. Ngày nay, việc chọn hướng đặt bàn thờ không còn chịu quá nhiều ảnh hưởng từ những quan niệm cổ xưa ở trên mà phụ thuộc vào vị trí ngôi nhà và tuổi tác của gia chủ theo nguyên tắc “tả cầu tài — hữu bản mênh”.

Bàn thờ treo gỗ gụ và nguyên tắc phong thủy bạn cần phải biết 2

Người Việt thướng đặt bàn thờ treo gỗ gụ theo hướng Nam

Một số lưu ý khác trong sắp đặt bàn thờ không thể không tuân theo: Thứ nhất: Bàn thờ treo gỗ gụ treo tường không được đặt lộ thiên. Lộ thiên ở đây không có nghĩa là đặt giữa trời mà ý là phía sau không được có cửa sổ, phía trước không được có cửa chính, phía trên không được có ống thông khí…Thứ hai: Không được đặt vật nặng và các vật sắc nhọn chọc thẳng vào bàn thờ treo gỗ gụ Hà Nội. Thứ ba: Không được đặt bàn thờ treo tường gần những nơi ô uế như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ của vợ chồng…

3.Vật thờ trên bàn thờ treo gỗ gụ

Vật thờ quan trọng nhất trên bàn thờ là bát hương. Theo cổ lễ, số bát hương trên bàn thờ thường ứng với số lẻ và tối kỵ sử dụng màu vàng đối với bát thờ gia tiên, vì theo nhiều quan niệm cổ xưa, đây là màu thờ của quân, thần và các nhân vật trong hoàng tộc. Ngày nay không còn nhiều gia đình đặt bài vị trên bàn thờ gia tiên mà thay vào đó là ảnh của người đã khuất. Tuy nhiên, trong quá khứ, bài vị là vật vĩnh cửu, bất di bất dịch trên ban thờ. Bài vị luôn luôn được làm bằng gỗ bạch đàn trắng có hương thơm dịu nhẹ tôn quý.

Ngoài những vật trên ra, trên bàn thờ treo tường gỗ gụ còn có nhiều vật thờ quan trọng khác như: giá cắm nến, lọ lộc bình, lọ đựng hương…. Tùy vào mỗi gia đình mà trên bàn thờ treo gỗ gụ hà nội có thể đặt thêm nhiều vật để thờ khác nữa.