Phong tục lau dọn bàn thờ ngày Tết hoặc các ngày rằm, mồng một luôn được các gia chủ quan tâm tới. Đây cũng là hạng mục quan trọng để hút tài lộc về cho gia đình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các cách lau dọn bàn thờ gia tiên để luôn được vượng gia.
Phong tục lau dọn bàn thờ
1. Thời gian lau dọn
Theo thông thường, phong tục lau dọn bàn thờ không phải là công việc làm thường xuyên, mà cần phải đúng theo dịp. Đó là vào các ngày rằm, ngày mùng 1 và các ngày giỗ tết. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng là sự bày tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên.
2. Người lau dọn
Việc lau dọn bàn thờ gia tiên thường là do gia chủ của gia đình làm. Chú ý trước khi lau dọn bàn thờ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo gọn gàng và chỉn chu
Người lau dọn bàn thờ phải ăn mặc quần áo chỉn chu
3. Thứ tự lau dọn
Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương, … đều cần dùng nước ấm lau rửa sạch sẽ . Lau dọn bài vị của thần Phật đầu tiên rồi sau đó mới đến bài vị tổ tiên và dọn dẹp bát hương.
Dùng một chiếc chổi chuyên dụng để quét dọn các bụi bẩn, mạng nhện hay các tàn tro trên ban thờ, sau đó dùng khăn sạch thấm nước ấm lau lại lần nữa. Sau khi ban thờ đã được lau dọn sạch sẽ, ta tiến hành đặt lại bài vị vào chỗ cũ rồi mới bắt đầu tỉa chân hương.
4. Các việc cần làm khi dọn bàn thờ
Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ thì gia chủ cần thắp hương cho thần linh, tổ tiên để xin phép được dọn dẹp bàn thờ. Chờ đến khi hương cháy hết, rồi mới bắt đầu dọn dẹp.
Dùng nước ấm, khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên. Tiếp đến sẽ là dọn bát hương. Các bạn dùng thìa nhỏ xúc tro đổ ra ngoài rồi rửa sạch sẽ bát hương để nơi khô ráo, sạch sẽ. Thắp hương xin phép trước khi tiến hành dọn dẹp
Thắp hương xin phép trước khi tiến hành dọn dẹp
Tiếp đó, các bạn đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Cuối cùng là thắp hương để thông báo cho thần linh, tổ tiên biết gia chủ đã dọn dẹp xong
>>> Xem thêm: Phong tục thờ cúng tổ tiên
5. Kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
- Không làm đổ vỡ đồ thờ như: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận mà làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì sẽ thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất
- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh
- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước khi bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, là mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép
- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro tàn hương ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục lau dọn bàn thờ và những lưu ý lau dọn bàn thờ gia tiên để vượng gia.