Không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu là tốt nhất?

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp ( ngày Tết Táo Quân)  – Táo nghĩa là Bếp, Quân là Vua, do đó Táo Quân là Vua Bếp. Phong tục cúng ông Công ông Táo đã diễn ra hàng năm từ ngàn xưa, nhưng không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu là tốt nhất? 1

Thờ cúng Táo Quân là một trong những phong tục của người Việt

Phong tục thờ ông Táo vẫn luôn tồn tại ở trong nhiều gia đình người Việt, nhất là vùng nông thôn và ngay cả thành thị đều có. Một số gia đình có người lớn tuổi ở thành thị cũng còn thờ Táo quân trong nhà bếp. Mặc dù không còn nấu ăn bằng bếp đất sét “ba đầu rau,” mà thay bằng bếp than, dầu, gas… nhưng họ vẫn còn bàn thờ ông Táo như ông Thần coi sóc việc nhà, giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu?

Nếu gia đình bạn không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu là tốt nhất? Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc bàn thờ gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu là tốt nhất? 2

Nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông công 3 chiếc (2 mũ cho 2 Táo ông và 1 mũ Táo bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Ngày nay, phong tục cúng ông Công ông Táo do pha trộn văn hóa, vùng miền nên có những “biến tấu” khác nhau, việc cúng ở ban thờ hay trong bếp về cơ bản vẫn mang tính chất tham khảo và tùy điều kiện gia đình ở nông thôn hay thành phố, cốt lõi nhất vẫn là sự thành tâm.

Hi vọng với bài viết này, bạn không còn thắc mắc về việc gia đình mình không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu? Chúc bạn và gia đình có một ngày tiễn đưa ông Táo về trời đúng theo phong tục để có được công việc làm ăn thuận hòa.

>> Bài viết liên quan: Cách bài trí bàn thờ ông Địa như thế nào để hút tài lộc và may mắn?