Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp bàn thờ thần tài ở nhiều nơi khác nhau từ: ở các cửa hàng, ở các công ty thậm chí là tại các gia đình. Người ta cho rằng, việc thờ thần tài sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng, việc làm ăn sẽ suôn sẻ, gặp nhiều may mắn. Để những may mắn này sẽ nhiều hơn, tốt hơn thì việc bài trí bàn thờ cũng hết sức quan trọng. Cần chú ý đến hướng đặt bàn thờ cũng như các đồ vật được bài trí ở trên. Cùng tìm hiểu nhé.
Các vật nên đặt trên bàn thờ thần tài:
Bàn thờ thần tài cần phải có tượng thần tài
– Tượng Thần tài bằng sứ: trên bàn thờ thần tài không cần đặt bài vị mà nên đặt một bức tượng bằng sứ. Thông thường, trên bàn thờ thần tài không chỉ có thần tài mà người ta còn thờ thêm Ông Địa. Đây là hai vị quan thường được thờ chung, đi chung với nhau. Nếu sắp xếp tượng của 2 vị thần này trên bàn thờ thì nên đặt bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa .
– Phật Di Lặc: có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ để phật quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
– Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: trên bàn thờ thần tài không thể thiếu những món đồ này vì đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, yên ấm. Người ta thường bài trí những vật này trên bàn thờ thần tài từ đầu năm đến cuối năm mới thay.
– Bát nhang: là vật không thể thiếu trên bàn thờ thần tài. Khi bốc bát nhang cần mời thầy và tuân theo những thủ tục nhất định để mang lại tài vận. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, tuyệt đối không được di chuyển, động chạm đến bát hương, sẽ mang lại những điều không tốt. Chính vì vậy, khi bốc bát hương, người ta thường dùng keo để cố định bát hương.
Bàn thờ thần tài gồm những gì khi thờ cúng?
Bàn thờ thần tài cần có các vật cần thiết
– Lọ hoa tuơi: trên bàn thờ thần tài nên có lọ hoa tươi, đặt ở bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái nhìn từ ngoài vào, không nên để hoa giả, hoa khô héo.
– Đĩa trái cây ngũ quả: đi cùng với hoa tươi nên là đĩa trái cây để thể hện thành ý. Việc thắp hương, thay hoa quả, trái cây nên được diễn ra hàng ngày, đặc biệt là vào mùng 1, rằm hàng tháng và 10 âm hàng tháng vì đây là ngày vía thần tài.
– Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập: trên bàn thờ thần tài cũng được bài trí thêm khay nước 5 chén tượng trưng cho ngũ phương, Ngũ Hành phát sinh phát triển.
– 5 củ tỏi: tỏi là vật mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ thần tài để tránh ma quỷ làm phiền các vị thần.
– Ông Cóc, tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước là những vật mà người ta cũng thường bài trí trên bàn thờ thần tài để đón lấy sinh khí, tài lộc.
Như vậy, mặc dù bàn thờ thần tài tương đối nhỏ nhưng lại có không ít các đồ vật cần được bài trí trên đó để mang lại những điều may mắn.
Những điều nên tránh khi bài trí đồ trên bàn thờ thần tài.
Gia chủ cần chú ý đến những vấn đề sau để tránh khỏi những điều không may:
– Giữ cho bàn thờ thần tài, tượng các vị thần luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc để vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương.
– Khi cúng Thần Tài – Ông Địa, nên cúng đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…., tiền vàng.
– Khi mới lập bàn thờ, nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí, thắp đèn liên tục, đồng thời, nên chọn loại nhang cuốn, bát nhang sẽ rất đẹp. Những chân nhang này chỉ được rút vào ngày 23 tháng Chạp.
– Tuyệt đối không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ thần tài.