Đồng bào dân tộc người Tày chủ yếu sinh sống ở tỉnh Lạng Sơn. Từ bao đời nay người Tày nơi đây vẫn sống trong những ngôi nhà trình tường với mái ngói âm dương cổ kính, rêu phong và vẫn lưu giữ những phong tục riêng của dân tộc mình, trong đó phải kể đến tục lập bàn thờ mụ.
Bàn thờ Mụ là một trong những nét văn hóa độc đáo của người Tày
Con cái sau khi lập gia đình và ra ở riêng thường chọn một ngày tốt để lập bàn thờ Mụ trong phòng ngủ của người mẹ với ý nghĩa là thờ mẹ sinh sản, bảo vệ và phù hộ cho con cái luôn được bình an, gia đình hạnh phúc.
Tục lập bàn thờ Mụ có từ bao giờ?
Theo như một một người dân tộc Tày cho biết: “Từ bé tôi đã thấy bố mẹ tôi lập bàn thờ Mụ, đến khi lớn lên lấy vợ ra ở riêng tôi cũng lập bàn Mụ để thờ. Người Tày chúng tôi rất coi trọng vai trò của người mẹ, tôn trọng mẹ sinh sản vì người mẹ chính là hiện thân của sự sinh sôi nảy nở.
Bàn thờ mụ của dân tộc người Tày khá đơn giản
Từ việc tra hạt ngô, gieo thóc giống, xưa nay đều qua tay người phụ nữ. Chúng tôi quan niệm, cây giống do người mẹ gieo xuống đất thì cây mới phát triển tốt và cho mùa màng bội thu”. Cũng theo ông Nho, việc thờ bàn Mụ còn thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với người mẹ sinh ra mình.
Bàn thờ Mụ nhìn rất đơn giản, chỉ với một tấm ván dài khoảng 50 – 60cm được đóng lên cao ngang với tầm với trong phòng ngủ của người mẹ và đặt lên đó một bát hương và dán một tờ giấy đỏ bên cạnh. Vào ngày Rằm, mùng Một hàng tháng gia chủ thắp một nén nhang để cầu mong sự bình an.
Đặc biệt vào các ngày 26 – 27 Tết, bàn thờ Mụ được gia chủ đem xuống “tắm” bằng nước lá bưởi đun sôi để nguội, sau đó để khô và đốt rơm gạo nếp cho vào chiếc bát hương rồi để lại chỗ cũ.
Bàn thờ Mụ cũng được gia chủ cúng cơm, kẹo, thịt, hoa quả, rượu trắng để tỏ lòng biết ơn bàn Mụ đã chở che, bảo vệ, ban cho người an vật thịnh. Đồng thời, cầu mong sang năm mới, bàn Mụ tiếp tục che chở cho các thành viên trong gia đình có sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tham khảo: Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương là chuẩn nhất?