Nhập trạch chuyển nhà là một trong những nghi thức quan trọng khi về nhà mới để được thần linh, tổ tiên chấp nhận và phù hộ nên cần phải làm đúng thủ tục không được sơ sài. Dưới đây là cách thờ cúng khi về nhà mới, các bước tiến hành làm lễ nhập trạch chuẩn phong thủy.
Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch
Nhập trạch có nghĩa đơn giản là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương với việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh hay thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá là quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.
Theo quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất hay khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển hoặc đi đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới có thể “thuận buồm xuôi gió”.
Đồng thời, do tổ tiên, thần tài thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển nhà mới, cúng nhập trạch để xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được các vị ấy phù hộ.
Cách thờ cúng khi về nhà mới chuẩn phong thủy
Các chuyên gia phong thủy của Bàn thờ Việt tư vấn, cách thờ cúng khi về nhà mới thì gia chủ cần phải thực hiện các bước sau:
1. Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch
Khi muốn chuyển về nhà mới thì gia chủ cần phải đi xem ngày tốt để nhập trạch, ngày tốt đó phải hộ tụ đầy đủ các yếu tố:
- Thuận lợi cho gia chủ
- Là ngày hoàng đạo đẹp
- Tốt nhất là chọn ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì lại càng tuyệt vời.
2. Mâm lễ cúng lễ nhập trạch
Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch gồm có: hương hoa, ngủ quả và mâm thức ăn. Bạn có thể chia thành 3 mâm nhỏ, hoặc bố trí chung trên một mâm lớn. Mâm cúng chuẩn bị theo lòng thành tâm của gia chủ.
- Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao nhìn mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
- Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi để cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã cúng nhập trạch, 3 hũ nhỏ dùng đựng muối gạo và nước.
- Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể lựa chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn.
Lưu ý:
- Nếu là mâm cỗ mặn thì bao gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác thêm tùy ý.
- Nếu là mâm cơm chay thì bạn có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, đậu hũ, canh cải, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….
- Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn cần có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
3. Chuẩn bị bài văn khấn
Văn khấn lễ nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc bài văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của chủ nhà, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nơi ở mới. Cần đọc rõ ràng với thái độ thành tâm.
Những điều cần lưu ý khi cúng lễ nhập trạch
Nếu làm lễ nhập trạch nhà chung cư thì bạn cũng tiến hành tương tự nhập trạch nhà bình thường bao gồm các bước: xem ngày tốt, chuẩn bị vật cúng, mâm cúng, soạn văn khấn, làm lễ nhập trạch…
Lễ nhập trạch ở nhà thuê, nhà trọ là không bắt buộc và tùy niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẫn có thể thực hiện được bình thường theo các bước trên. Cách làm lễ nhập trạch cho nhà chính chủ và nhà thuê là như nhau.
Nghi thức xông, tẩy uế nhà mới: Không bắt buộc trong lễ nhập trạch, nhưng nếu muốn bạn có thể thực hiện để xua đuổi tà khí, tẩy uế làm không khí trong nhà lưu thông. Chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương, đốt trong lư hương (hoặc nồi nhỏ) và xông khắp nhà, đặc biệt xông ở các vị trí ẩm thấp, các ngóc ngách.
Bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách thờ cúng khi về nhà mới, thủ tục làm lễ nhập trạch. Chúc các bạn có được buổi lễ cúng nhập trạch suôn sẻ để gia đình luôn vui vẻ, thuận hòa, thịnh vượng khi về nhà mới.
>>> Tham khảo thêm bài viết:
- Cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại tư gia mà bạn cần biết
- Cách thờ cúng Bà Tổ Cô tại gia đình chuẩn xác nhất